Tên theo vần NH thật ý nghĩa cho bé
Nghĩa: Chữ viết có gân nét đẹp như chữ của Nhan Chân Khanh, có cốt cách sắc sảo như của Liễu Tông Nguyên.
Tên theo vần NH. Nhan cân liễu cốt:Nhan: nhan sắc; tên người là Nhân Chân Khanh đời Đường, nổi tiếng viết chữ đẹp; liễu: cây liễu; tên người là Liễu Tông Nguyên, đời Đường, viết chữ đẹp, sắc sảo; cân: gân, đây chỉ chữ viết có nét; cốt: xương, đây nói về chữ viết sắc sảo, có cốt cách đặc biệt.Nghĩa: Chữ viết có gân nét đẹp như chữ của Nhan Chân Khanh, có cốt cách sắc sảo như của Liễu Tông Nguyên.Ví dụ đặt tên: Phạm Nhan – Phạm Nhan CânTrần Liễu – Trần Nhan Liễu.
2. Nhan cân liễu cốt:
Nhan: nhan sắc; tên người là Nhân Chân Khanh đời Đường, nổi tiếng viết chữ đẹp; liễu: cây liễu; tên người là Liễu Tông Nguyên, đời Đường, viết chữ đẹp, sắc sảo; cân: gân, đây chỉ chữ viết có nét; cốt: xương, đây nói về chữ viết sắc sảo, có cốt cách đặc biệt.
Nghĩa: Chữ viết có gân nét đẹp như chữ của Nhan Chân Khanh, có cốt cách sắc sảo như của Liễu Tông Nguyên.
Ví dụ đặt tên: Phạm Nhan – Phạm Nhan Cân
Trần Liễu – Trần Nhan Liễu.
3. Nhàn vân cô hạc:
Nhàn: thong thả; vân: mây; cô: lẻ loi; hạc: chim hạc.
Nghĩa: Đám mây trôi thong thản, con hạc bay lẻ loi. Nghĩa bóng: Người ẩn dật, ưa nhà nhã, thích nơi vắng vẻ.
Ví dụ đặt tên: Trần Nhàn Vân – Phạm Vân Hạc
Dương Hạc Nhàn.
4. Nhân kiệt địa linh:
Nhân: người; kiệt: tài trí trội hơn người ; địa: đất; linh: thiêng liêng, linh thiêng.
Nghĩa: Người hào kiệt, đất linh thiêng
Ví dụ đặt tên: Lý Nhân Kiệt – Địch Nhân Kiệt.
5. Nhân trung Kỳ Ký:
Nhân: người; trung: ở trong; Kỳ, Ký: là tên loài ngựa hay, ngày đi ngàn dặm, chỉ người tài năng.
Nghĩa: Người có tài năng xuất chúng.
Ví dụ đặt tên: Thân Nhân Trung – Trần Nhân Kỳ
Đỗ Trung Ký – Cao Trung Nhân.
6. Nhất cầm nhất hạc:
Nhất: một; cầm: cây đàn; hạc: chim hạc.
Nghĩa: Một đàn, một hạc. Nghĩa bóng: Đức độ của một viên quan thanh liêm, giản dị. Triệu Thành Hiến đời Tống có tiếng là vị quan thanh liêm, khi còn làm tri phủ ở đất Thục, đi đâu cũng chỉ đem theo một cây đàn và một con hạc.
Thơ Nguyễn Công Trứ:
Cầm hạc tiêu dao đất nước này.
Ví dụ đặt tên: Mai Nhất Cầm – Vương Nhất Hạc.
Trần Hạc Cầm
7. Nhất cử thành danh:
Nhất: vừa mới; cử: cất lên, đưa lên, làm việc; thành: trở nên; danh: có tiếng tăm, nổi tiếng.
Nghĩa: Vừa mới làm đã nổi tiếng. Cả câu là: “Nhất cửa thành danh, chúng nhân tôn phục” (Vừa mới làm đã có tiếng ngay, nên được mọi người tôn trọng, mến phục). Thành ngữ này để chỉ một việc làm sớm được nổi tiếng.
Ví dụ đặt tên: Đoàn Thành Danh – Lý Danh Cử
Trần Nhất Thành.
8. Nhất cử lưỡng tiện:
Nhất: một; cử: việc làm; lưỡng: hai; tiện: thuận tiện.
Nghĩa: một việc làm được cả hai lợi ích, thành công.
Ví dụ đặt tên: Ngô Nhất Cử – Phạm Cử Nhất
9. Nhất đoàn hoà khí:
Nhất: một; đoàn: hội họp lại, hình tròn; hòa: vừa phải, không cạnh tranh nhau; khí: hơi.
Nghĩa: Một không khí êm đềm, hòa thuận.
Ví dụ đặt tên: Nguyễn Hòa Đoàn – Dương Nhất Hòa
Tạ Nhất Đoàn – Trương Hòa Nhất.
10. Nhất hồ thiên kim:
Nhất: một; hồ: quả bầu; thiên: ngàn; kim: vàng
Nghĩa: một quả bầu (khô) đáng giá nghìn vàng. Nghĩa bóng: Một vậy tuy ít giá trị mà có khi đạt lợi ích lớn.
Cổ văn: “Trung lưu thất thuyền, nhất hồ thiên kim” (Giữa sông thuyền đắm, một quả bầu đáng giá ngàn vàng). Vì quả bầu nhẹ, nổi trên mặt nước, có thể lấy nó làm phao, khỏi bị chết chìm.
Ví dụ đặt tên: Huỳnh Thiên Kim – Phạm Hồ Thiên
11. Nhất khắc thiên kim:
Khắc: thời giờ, một đơn vị thời gian ngắn.
Nghĩa: Một khắc giá ngàn vàng
Thơ Tô Thức có câu:
Xuân tiêu nhất khắc trị thiên kim
Dịch nghĩa: Một khắc đêm xuân đáng nghìn vàng.
Ví dụ đặt tên: Lê Khắc Kim – Ngô Kim Khắc
12. Nhất phiến băng tâm:
Nhất: một; phiến: mảnh; băng: giá băng, trong sạch; tâm: tấm lòng.
Nghĩa: Một tấm lòng trong trắng, cao quý. Nghĩa bóng: Người quân tử, hiền nhân, có tấm lòng cao quý.
Thơ Vương Xương Linh:
Lạc Dương thân hữu như tương vấn
Nhất phiến băng tâm tại ngọc hồ.
Nghĩa: Lạc Dương bè bạn ai thăm hỏi
Một mảnh lòng băng tại ngọc hồ.
Ví dụ đặt tên: Hoàng Thị Băng Tâm – Trần Phiến Tâm
13. Nhất tâm nhất đức:
Đức: đức độ
Nghĩa: một lòng một dạ. Nghĩa bóng: có cùng mục đích hành động.
Kinh Thượng Thư chép việc vua Vũ nhà Chu hội chư hầu ở Mạnh Tân (nay là huyện Mạnh Tân, tỉnh Hà Nam), tuyên cáo rằng: “Trụ tuy người đông thế mạnh, nhưng dung tục bất tài, lại không đồng tâm. Chúng ta tuy ít hơn nhưng một lòng một dạ, nên nhất định đánh bại Trụ”.
Ví dụ đặt tên: Ngô Đức Tâm – Lê Nhất Tâm
Huỳnh Tâm Đức
14. Nhất thị đồng nhân:
Nhất: một; thị: xem; đồng: như nhau; nhân: lòng nhân.
Nghĩa: Đều xem mọi người như nhau, cùng một tình yêu thương. Chỉ sự đối đãi bình đẵng, không phân biệt.
Thơ cổ có câu:
Nhất thị đồng nhân thiên tử đức
Dịch nghĩa: Xem mọi người như nhau, đó là cái đức của bậc thiên tài.
Ví dụ đặt tên: Diệp Đồng Nhân.
15. Nhất tự thiên kim:
Tự: chữ.
Nghĩa câu: Một chữ đáng giá nghìn vàng. Lữ Bất Vi đời Tần viết được bộ sách có nhan đề là Lữ Thị Xuân Thu, cho trưng bày ở cửa thành Hàm Dương và treo giải thưởng nghìn vàng cho ai có thể sửa được một chữ trong sách đó.
Thành ngữ này dùng chỉ giá trị văn chương, một chữ đáng nghìn vàng.
Ví dụ đặt tên: Dương Tự Kim – Nguyễn Kim Tự
Lê Nhất Tự
Leave a Reply